CÀ PHÊ ROBUSTA
Cà phê Robusta thuộc Sở giao dịch Hàng hóa ICE EU (LRC) là sản phẩm mới vừa được quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam vào ngày 04/05/2021. Dự kiến đây là sẽ là sản phẩm có tiềm năng lớn cho thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Giới thiệu về mặt hàng cà phê Robusta
Cà phê là loại thực phẩm quan trọng, đóng vai trò cốt yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là 1 trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều trên thế giới. Sản phẩm cà phê có hai loại phổ biến là Arabica và Robusta.
· Cà phê Arabica có hạt hơi dài, có vị chua nhẹ và hương thơm nồng nàn. Loại cà phê này thích hợp với độ cao trên 600m, nơi có khí hậu mát mẻ, được trồng chủ yếu ở Brazil (chiếm tới 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới).
· Cà phê Robusta có hạt nhỏ hơn Arabica, có vị đắng và hàm lượng caffeine cao hơn. Loại này được trồng ở độ cao dưới 600m, nơi có khí hậu nhiệt đới. Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, cà phê Robusta được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Trong cà phê có chứa caffeine, có tác dụng làm giảm mệt mỏi và tăng sự tỉnh táo. Ngoài ra, cộng đồng y tế công nhận những lợi ích khác từ việc tiêu thụ cà phê như: giảm ung thư đại trực tràng, giảm chóng mặt do huyết áp thấp, trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh Parkinson, ngăn ngừa sỏi mật…
Cà phê Robusta được sản xuất như thế nào?
Cà phê robusta là loại cây nhỏ nhưng khá cứng cáp, nó có thể chịu được nhiệt độ cao (trên 30 độ C) và thậm chí vào thời điểm nắng gắt nhất ngày. Nó là giống cà phê thích giữ nước, và cần nhiều nước để có thể phát triển. Nó thích hợp phát triển ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, và có khả năng chống côn trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Trong tự nhiên, nó có chiều cao khoảng 10 mét, nhưng khi được trồng để thu hoạch thì người ta phải cắt tỉa bớt để tiện cho việc thu hoạch dể dàng. Hoa cà phê có màu trắng tự nhiên và hương hoa gọi như hoa nhài. Quả cây cà phê Robusta chuyển sang màu đỏ đậm khi chín và mất khoảng 6-8 tháng để quả cà phê đạt đến mức đó. Quả trên cây cà phê Robusta không chín đều cùng lúc, và trong một nhánh quả cà phê thì sẽ có những quả chín và quả xanh xen kẽ nhau. Thường sẽ có 2 hạt cà phê Robusta bên trong một quả mọng cherry.
Các nhà sản xuất cà phê Robusta lớn
Nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đó là Việt Nam (chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu).
Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d'Ivoire.
Các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới
Số thứ tự | Quốc gia | Sản lượng (Tấn/Năm) |
1 | Brazil | 2.595.000 |
2 | Việt Nam | 1.650.000 |
3 | Colombia | 810.000 |
4 | Indonesia | 660.000 |
5 | Ethiopia | 384.000 |
6 | Honduras | 348.000 |
7 | Ấn Độ | 348.000 |
8 | Nhật Bản | 288.000 |
9 | Mexico | 234.000 |
10 | Guatemala | 204.000 |
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa giao dịch | Cà phê Robusta ICE |
Mã hàng hóa | LRC |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn / Lot |
Đơn vị yết giá | USD / tấn |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: |
Bước giá | 1 USD / tấn |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3 5,7, 9, 11, với tổng số tháng được niêm yết là 10 |
Ngày đăng ký giao nhận | 05 ngày trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn vào lúc 19h30 |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Không quy định |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Cà phê Robusta loại 1, loại 2, loại 3 |
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Theo quy định của sản phẩm Cà phê Robusta ICE EU giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa ICE EU.
Cà phê Robusta được chấp nhận giao dịch là cà phê Robusta loại 1, loại 2 và loại 3, đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE EU. Phân loại cà phê Robusta được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA - Specialty Coffee Association of America Hiệp hội cà phê Mỹ
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng và tính toàn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.
- Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê. Không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm hoặc độ chua. Không có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
- Cà phê loại (2): có không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua. Không được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.
- Cà phê loại (3): có không quá 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
- Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram. Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Cà phê
Nguồn cung: Năm quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu chiếm khoảng hai phần ba sản lượng toàn cầu. Trong đó, hai nhà sản xuất lớn nhất - Brazil và Việt Nam - thường chiếm khoảng một nửa sản lượng hàng năm. Diễn biến sản xuất, bao gồm tình hình kinh tế - chính trị tại các quốc gia này đều có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường cà phê thế giới.
Mức thu nhập: Mặc dù cà phê được tiêu thụ bởi phần lớn người dân toàn cầu, nhưng đồ uống không phải là một sản phẩm thiết yếu giống như lúa mì, gạo. Do đó, xu hướng thất nghiệp và thu nhập trung bình có thể là thước đo quan trọng trong tiêu thụ cà phê.
Khí hậu: Cây cà phê rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết, cần sự kết hợp lượng mưa và lượng nắng phù hợp để mang lại sản lượng tối đa. Khi những điều kiện thời tiết này không thuận lợi, sẽ làm cho nguồn cung sẽ bị hạn chế và giá cả tăng lên.
Giá đô la Mỹ (USD): Cà phê thường được định giá bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ mạnh có khả năng làm giảm giá cà phê và ngược lại.
Giá dầu: Người trồng cà phê cần tới nhiên liệu để vận chuyển hạt cà phê của mình cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Vì vậy, giá dầu có thể có tác động lớn đến giá cà phê.
Thông tin về sức khỏe: Cộng đồng y tế đã đưa ra bằng chứng mâu thuẫn về ảnh hưởng sức khỏe của việc uống cà phê. Mức độ mà công chúng chấp nhận thông điệp tích cực hoặc tiêu cực về cà phê có thể tác động đến nhu cầu và giá cả đối với hàng hóa.
Có nên đầu tư mặt hàng Cà phê Robusta khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa?
Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Cà phê Robusta, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều.
Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta nhưng giá bán chỉ khoảng 65% - 85% giá xuất khẩu các nước khác. Do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất cà phê Robusta chỉ mới định hướng ngắn hạn trong việc kinh doanh buôn bán để kiếm lợi nhuận theo mùa vụ, bán đồng loạt với số lượng lớn ngay đầu mùa vụ.
Khi tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa, Robusta sẽ ổn định hơn về giá cả, giảm rủi ro thương mại và giúp người nông dân lẫn chủ doanh nghiệp tránh được tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.