CAO SU TSR20
Hợp đồng tương lai Cao su TSR20 SICOM (Mã hàng hóa: ZXT) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của Nhà đầu tư Nhóm Nguyên liệu công nghiệp trên Thị trường Giao dịch Hàng hóa trong thời gian qua. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cao su!
Tại sao cao su lại có giá trị?
Cao su có tầm quan trọng đối với rất nhiều ngành công nghiệp và là hàng hóa được giao dịch rộng rãi trên thị trường toàn cầu. Mủ cao su thường được khai thác từ cây cao su. Bên cạnh cao su tự nhiên còn có nguồn cung cao su tổng hợp làm từ các sản phẩm dầu mỏ.
Cao su được sử dụng trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô (lốp xe, kính chắn gió, túi khí). Ngoài ra, cao su còn được ứng dụng trong sản xuất quần áo, găng tay, thảm cao su…
Ngành công nghiệp cao su đã phát triển như thế nào?
Hầu hết cao su tự nhiên được sản xuất từ mủ cao su của cây cao su bắt nguồn từ Brazil. Mặc dù một số cây khác cũng tiết ra mủ khi vỏ cây bị cắt nhưng chỉ có mủ cao su từ cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù có nguồn gốc từ Brazil nhưng hầu hết cây cao su chỉ trồng nhiều ở các nước châu Á.
Tuy nhiên, Thế chiến II đã làm thay đổi lớn đến ngành công nghiệp cao su. Nhật Bản là nước sản xuất cao su nhiều nhất trên thế giới nên Mỹ đã tìm kiếm các nguồn cung cao su ở các nước khác trên thế giới. Các tập đoàn cao su của ngành công nghiệp Mỹ đã thực hiện nhiều phương án, tìm các nguồn cung cao su khác để không phụ thuộc vào nguồn cung cao su tại Nhật Bản. Cuối cùng, Mỹ đã phát triển thành công cao su tổng hợp được sản xuất từ các sản phẩm dầu mỏ. Đến năm 1964, cao su tổng hợp chiếm khoảng 75% thị trường cao su toàn cầu.
Sau đó, lệnh cấm vận dầu mỏ của khối OPEC năm 1973 đã làm gián đoạn cho ngành cao su. Giá dầu tăng làm giá cao su tổng hợp tăng theo.
Đến năm 1993, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên đã tăng lên 39% thị phần tiêu thụ cao Mỹ hiện nay. Ngày nay, cả cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được sử dụng để sản xuất lốp ô tô và nhiều sản phẩm công nghiệp khác.
Quá trình sản xuất Cao su tự nhiên
Nhiều nông dân trồng cây Cao su bằng cây cọ dầu vì cả hai đều cần trồng sâu xuống mặt đất, nhiệt độ ổn định và đòi hỏi đất phải có độ ẩm kéo dài liên tục. Cây cao su sẽ được trồng thành hàng và giữa hai cây phải có độ rộng tối thiểu để cây nhận được nguồn ánh sáng tối ưu để phát triển. Chồi sẽ phát triển thành thần, từ thân sẽ phát triển ra các cành cây.
Sau năm đầu tiên, nếu cây không phát triển thì người nông dân sẽ phải thay thế bằng cây con mới.
Từ năm thứ 5 đến năm thứ 7, cây Cao su phát triển và có thể tiến hành khai thác lấy mủ. Quá trình khai thác này sẽ tiếp tục được khai thác trong 20 đến 30 năm nữa.
Trong quá trình khai thác, người nông dân sẽ sử dụng một con dao đặc biệt để rạch một đường rộng hình chữ V trong vỏ cây và thu hoạch mủ chảy ra từ cây. Sau đó, mủ cao su được lọc và rửa rồi kết hợp với axit làm cho các hạt đông lại.
Tình hình tiêu thụ cao su trên toàn cầu
Trong những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu vượt quá 12,5 triệu tấn, trong khi con số tiêu thụ cao su tổng hợp toàn cầu đạt gần 15 triệu tấn.
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc là 5 quốc gia sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, danh sách xuất khẩu hàng đầu không có tên Ấn Độ và Trung Quốc, mà thay vào đó là top các quốc gia gồm Thái Lan, Indonesia, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Malaysia. Trong khi đó, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ là các nước nhập khẩu cao su hàng đầu.
(Top các quốc gia xuất/nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới. Nguồn: Trademap.org, 2019)
Các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới:
Số thứ tự | Quốc gia | Sản lượng (tấn) |
1 | Thái Lan | 4.305.069 |
2 | Indonesia | 3.088.400 |
3 | Malaysia | 996.673 |
4 | Ấn Độ | 891.344 |
5 | Trung Quốc | 864.806 |
6 | Việt Nam | 789.635 |
7 | Philippines | 547.861 |
8 | Bờ Biển Nga | 411.044 |
9 | Brazil | 185.725 |
10 | Guatemala | 35.392 |
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa giao dịch | Cao su TSR20 SICOM |
Mã hàng hóa | ZFT |
Độ lớn hợp đồng | 5 tấn/ lot |
Đơn vị yết giá | cent / kg |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: 06:55 – 17:00 |
Bước giá | 0.1 cent / kg |
Tháng đáo hạn | 12 tháng liên tiếp |
Ngày đăng ký giao nhận | 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | 10% giá thanh toán |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Theo quy định của sản phẩm Cao su TSR20 giao dịch trên Sở giao dịch Singapore.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cao su