DẦU CỌ THÔ
Dầu cọ thô thuộc Sở giao dịch Hàng hóa Bursa Malaysia là sản phẩm mới vừa được quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam vào ngày 05/04/2021. Dự kiến đây là sẽ là sản phẩm có tiềm năng lớn trong thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Giới thiệu về mặt hàng Dầu cọ thô
Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng-đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E. Dầu cọ chứa khoảng 60 % chất béo no, khoảng 26 % chất béo chưa no đơn nhóm và 12 % chất béo chưa no đa nhóm.
Nếu như trước đây nhắc đến dầu cọ người ta chỉ biết đến công dụng chính là chất bôi trơn công nghiệp thì ngày nay, sản phẩm này được sử dụng trong hầu hết mọi thứ, từ các sản phẩm thực phẩm, chất tẩy rửa đến mỹ phẩm.
Năm 2020, Dầu cọ là sản phẩm được giao dịch nhiều thứ 104 trên thế giới, với tổng giá trị thương mại là 34,1 tỷ đô la. Từ năm 2019 đến năm 2020, xuất khẩu Dầu cọ đã tăng 13,7%, từ 30 tỷ đô la lên 34,1 tỷ đô la. Thương mại Dầu cọ chiếm 0,2% tổng thương mại thế giới.
Dầu cọ thô được sản xuất như thế nào?
Dầu cọ là loại cây nhiệt đới mọc ở vùng khí hậu có nhiệt độ ấm áp và lượng mưa lớn. Sau 3-4 năm gieo trồng, cây cọ dầu mới có thể cho ra quả, vì vậy để đảm bảo lợi nhuận cho mùa vụ, người nông dân nên có tiến độ trồng hợp lý.
Để có thể sản xuất dầu cọ thô, trước hết cần loại bỏ và dọn sạch các gốc cây trong khu trồng cọ. 19-20 tháng sau đó, không nên trồng trọt thêm để nuôi dưỡng đất. Về hạt giống, người trồng phải nuôi dưỡng trong một môi trường khác.
Hạt dầu cọ sẽ phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ cao và thông thường từ 90-100 ngày, hạt dầu cọ mới nảy mầm và tạo ra cây con có thân và rễ non. Các cây con lúc này sẽ được trồng trong thùng nhựa nhỏ và đặt trong các Container từ 4-5 tháng cho đến khi ra lá và sau đó được trồng tại các vườn ươm. Cây non được trồng tại đây trong 1 năm, sau đó sẽ được chuyển sang khu rừng cọ.
Trong thời gian tiếp theo, khi cây trưởng thành sẽ tạo ra hoa đực đầu tiên, được nhóm thành gai và hoa cải tạo thành cụm. Hoa đực thụ tinh với hoa cái cho ra quả. Người trồng sẽ nghiền nát bột giấy có trong quả cọ để sản xuất dầu cọ.
Những chùm quả tươi sẽ được chuyển đến các nhà máy, sau đó được khử trùng bằng hơi nước áp suất cao. Sau khi hấp, quả được ép để chiết xuất dầu cọ thô.
Công dụng của dầu cọ thô
Dầu cọ được sử dụng để nấu ăn và xuất hiện phổ biến ở Đông Nam Á. Bên cạnh mục đích nấu ăn và các sản xuất thực phẩm, dầu cọ thô và các dẫn xuất còn được sử dụng trong sản xuất thực phẩm đóng gói, mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, xà phòng... Sáp cọ được sử dụng trong sản xuất nến. Nó cũng được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học cho các phương tiện cơ giới, vận chuyển và nhiên liệu máy bay.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu cọ thô trên thế giới
Dầu cọ là loại dầu thực vật phổ biến nhất thế giới được chiết xuất từ quả của cây cọ dầu.
Cây cọ dầu có nguồn gốc ở Tây Phi nhưng hiện nay người ta trồng nó nhiều nhất tại các vùng nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng dầu cọ hằng năm trên toàn thế giới đạt gần 71 triệu tấn trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, và dự kiến sẽ đạt 240 triệu tấn vào năm 2050. Để so sánh, sản lượng toàn cầu hằng năm của dầu đậu nành (loại dầu được sản xuất nhiều thứ hai thế giới) chỉ khoảng 57 triệu tấn từ năm 2018 đến năm 2019.
Thị trường dầu cọ toàn cầu tăng trưởng theo từng năm. Đến năm 2022, giá trị của dầu cọ ước tính đạt 88 tỷ USD, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quốc gia cung cấp dầu cọ lớn nhất là Indonesia, tiếp theo là Malaysia. Hai quốc gia này sản xuất khoảng 85% lượng dầu cọ trên thế giới.
Các nhà nhập khẩu dầu cọ hàng đầu là Ấn Độ , Liên minh Châu Âu, Trung Quốc , Pakistan và Bangladesh.
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hoá giao dịch | Dầu cọ thô BMDX |
Mã hàng hóa | MPO |
Độ lớn hợp đồng | 25 tấn / lot |
Đơn vị yết giá | MYR / tấn |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6: • Phiên 1: 09:30 – 11:30 • Phiên 2: 13:30 – 17:00
Thứ 2 - Thứ 5: • Phiên 3: 20:00 – 22:30 |
Bước giá | 01 MYR / tấn |
Tháng đáo hạn | Tháng hiện tại, 11 tháng kế tiếp và các tháng lẻ trong giai đoạn 3 năm tiếp theo |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày giao dịch cuối cùng | Trưa ngày 15 của tháng đáo hạn, nếu ngày 15 là ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng sẽ được đẩy lên ngày làm việc liền trước ngày 15 |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Theo quy định của sản phẩm Dầu cọ thô (Crude Palm Oil) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa Bursa Malaysia (BMDX).
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu cọ
Giá dầu thô: Giá dầu đậu tương được định giá bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ mạnh làm giảm giá dầu đậu tương, trong khi đồng đô la Mỹ yếu sẽ nâng giá lên. Giá dầu đang chạm mức cao nhất lịch sử trên toàn thế giới, tạo ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường. Không chỉ dầu thô tăng giá chóng mặt, dầu ăn, cụ thể là dầu cọ cũng đang sốt giá và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế, chính trị thế giới.
Thời tiết: Cây cọ dầu là loại cây nhiệt đới, sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu có nhiệt độ ấm áp, ánh sáng mặt trời và lượng mưa nhiều. Những thay đổi bất thường của thời tiết như mưa lớn, hay hạn hán sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch và chế biến dầu cọ, tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung - nguyên nhân dẫn đến biến động giá dầu cọ.
Nguồn cung: 85% nguồn cung dầu cọ toàn cầu đến từ 2 quốc gia Malaysia và Indonesia. Vì thế những tin tức chính trị hay các chính sách của các nước này đều sẽ ảnh hưởng đến các giá dầu cọ. Đặc biệt, xu hướng mở rộng dân số và sự thúc đẩy của chính phủ trong việc hỗ trợ dầu diesel đã cho tiêu thụ nội địa của Indonesia có thể khiến giá dầu cọ tăng cao.
Sản phẩm thay thế: Dầu cọ cạnh tranh với nhiều loại dầu khác, bao gồm dầu từ hạt thầu dầu, hạt cải dầu, hạt lanh và hạt bông. Giá cả và tính sẵn có của các loại dầu thay thế có thể có ảnh hưởng đến giá dầu đậu tương.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học: Dầu cọ là một nguyên liệu được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học. Vì thế, những nhu cầu về về sử dụng nhiên liệu sinh học sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá dầu cọ.
Mối quan tâm về sức khỏe và môi trường: Trong quá trình sản xuất dầu cọ, trung bình một nhà máy thải ra khoảng 2,5 tấn nước thải cho mỗi tấn dầu cọ được sản xuất ra. Đây được gọi là dầu cọ nhà máy nước thải (POME). Các phương pháp xử lý hiện nay giải phóng khí sinh học vào không khí, làm tăng thêm lượng khí thải carbon toàn cầu. Những nhận thức về rủi ro khi sử dụng dầu cọ chắc chắn sẽ chi phối đến nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng này.
Bên cạnh đó, dầu cọ cũng đang đối mặt với không ít chỉ trích về tác động xấu đến môi trường. Nhiều tổ chức ở Indonesia đã thúc đẩy phá rừng để lấy đất trồng cọ. Điều này làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của các loại động - thực vật. Do đó, việc công khai sản xuất dầu cọ sẽ có thể tạo ra nhiều biến động đến giá sản phẩm này.