Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/09, thị trường năng lượng ghi nhận 4 trong tổng số 5 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Giá khí tự nhiên tăng vọt hơn 5% khi sản lượng trung bình 48 bang của Mỹ trong ngày hôm qua đang trên đà giảm 2,9 tỷ feet khối, xuống mức thấp trong 12 tuần là 99,8 tỷ feet khối. Mặc dù là dữ liệu sơ bộ và có thể sẽ có các điều chỉnh, nhưng đây ước tính là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 12/2022.
Ở một diễn biến khác, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 10 tháng qua sau loạt báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trong tháng 9 ước tính thị trường dầu tiếp tục thâm hụt trong nửa cuối năm nay. Giá dầu WTI tăng 1,78% lên 88,84 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên trên mốc 92 USD/thùng, sau khi tăng 1,57%.
Tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 được OPEC giữ nguyên trong báo cáo tháng 9, nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo đạt mức trung bình 102,06 triệu thùng/ngày. OPEC vẫn kỳ vọng các nước không thuộc OECD sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, bên cạnh Mỹ với dữ liệu vĩ mô tích cực gần đây. Tiêu thụ dầu thô toàn cầu trong 3 quý đầu năm 2023 đều được điều chỉnh tăng nhẹ 80.000 đến 90.000 thùng/ngày mỗi quý, trong khi nhu cầu quý cuối năm được điều chỉnh giảm 40.000 thùng/ngày.
Sản lượng của nhóm trong tháng 8 tang 113.000 thùng/ngày so với tháng 7, thấp hơn một nửa so với các cuộc khảo sát đến tir Reuters, Bloomberg cũng như S&P Global, phản ánh sự gia tăng sản lượng từ một số quốc gia trong nhóm chưa đủ bù đắp thiếu hụt từ sự cắt giảm mạnh mẽ của Saudi Arabia. Sản lượng của quốc gia này tiếp tục duy trì gần mức 9 triệu thùng/ngày, thể hiện sự tuân thủ chặt chẽ kế hoạch cắt giảm được nêu ra.
Quan điểm của OPEC vẫn cho thấy thị trường sẽ ở trạng thái thâm hụt trong 2 quý cuối năm với mức ước tính gần 1,78 triệu thùng/ngày trong quý III. OPEC sẽ cần phải bơm 29,23 triệu thùng/ngày trong quý Ill để có thể cân bằng thị trường, cao hơn sản lượng của nhóm hiện tại khoảng 1,78 triệu thùng/ngày, trong khi con số này trong quý IV là 30,71 triệu thùng/ngày, tương đương mức thâm hụt3 triệu thùng/ngày. Điều này đã thúc đẩy giá dầu bứt phá sau vài phiên đi ngang tích luỹ trước đó.
Cùng quan điểm với OPEC, EIA trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 9 cho biết thị trường sẽ thâm hụt khoảng 580.000 thùng dầu/ngày trong quý II và 240.000 thùng dầu/ngày trong quý IV.
Việc Saudi kéo dài chính sách cắt giảm san lượng 1 triệu thùng/ngày hết quý IV sẽ kéo theo nguồn cung dầu thô toàn cầu giảm xuống 101,52 triệu thùng/ngày dưới góc nhìn từ EIA, thấp hơn 320.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó.
Ngoài ra, STEO tháng 9 cũng đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Mỹ, với mức 2,2% trong năm nay, cao hơn ước tinh tăng 1,9% trong báo cáo tháng trước. EIA dự báo giá dau Brent dat trung bình 93 USD/thùng trong quý cuối năm, tăng mạnh so với ước tính 88 USD/thùng trong báo cáo tháng 8.
TH