Giá đồng có thể tăng 20%, giá nhôm tăng 30% do thiếu hụt nguồn cung
Tác giảAdministrator

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đồng và nhôm toàn cầu có thể khiến giá tăng vọt trong vòng vài năm tới, trong khi ngành thép có triển vọng kém lạc quan hơn, theo báo cáo của Triển vọng Kim loại Công nghiệp nửa cuối năm 2023 của Bloomberg New Energy Finance (BNEF).

Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ đồng trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 2,6% lên mức 29,8 triệu tấn vào năm 2027, do nhu cầu tăng mạnh trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Trong khi đó, nguồn cung đồng trong giai đoạn này dự kiến chỉ đạt 24,4 triệu tấn, không đủ để đáp ứng nhu cầu.

Theo báo cáo, các mỏ đồng mới phải đối mặt với một số rào cản như chất lượng thấp hơn, quy trình cấp phép nghiêm ngặt, sự phản đối ngày càng tăng về các vấn đề môi trường, xã hội, cũng như mức thuế cao hơn từ các nước sở tại. Đây vẫn luôn là vấn đề nan giải có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động khai thác đồng.

Nhu cầu tăng cao vượt quá nguồn cung sẽ khiến thị trường đồng toàn cầu thâm hụt 5,4 triệu tấn vào năm 2027. Việc thiếu hụt nguồn cung có thể đẩy giá đồng tăng 20% lên mức 9.800 USD/tấn vào năm 2027 từ mức 8.200 USD/tấn trong năm nay.


Tương tự đối với nhôm, nhu cầu nhôm được dự đoán sẽ đạt 108,2 triệu tấn vào năm 2027, do nhôm nhẹ thay thế thép nặng hơn trong phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng lưới điện. Ngoài ra, thị trường nhôm toàn cầu được dự báo thiếu hụt 30,7 triệu tấn vào năm 2027, mặc dù sản lượng tăng 10% so với cùng kỳ.

Nguồn cung thâm hụt sẽ trở thành động lực hỗ trợ giá nhôm tăng 36% lên 3.000 USD/tấn vào năm 2027, từ mức 2.200 USD/tấn trong năm nay, theo Kwasi Ampofo, Trưởng bộ phận Kim loại và Khai thác mỏ tại BNEF.

Ngoài ra, họ dự đoán rằng áp lực về chi phí năng lượng và khí thải có thể thúc đẩy nỗ lực tái chế nhôm để đáp ứng 82% nguồn cung vào năm 2028. Ampofo cho biết trong báo cáo:“Khi đầu tư toàn cầu đổ vào năng lượng tái tạo tăng lên mức kỷ lục, việc mở rộng sản xuất liên quan đến chuyển đổi năng lượng, từ tấm pin mặt trời, lưới điện,xe điện sẽ mang lại hy vọng mới cho nhu cầu kim loại công nghiệp.

Sự đa dạng ngày càng tăng của các mẫu xe điện và cải tiến công nghệ có thể thúc đẩy hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng”.

Triển vọng ngành thép BNEF cho biết sản lượng thép dư thừa trong khi nhu cầu giảm có thể khiến giá thép giảm 8,7% xuống còn 537 USD/tấn vào năm 2027. Công suất sản xuất thép dự kiến sẽ tăng 3% trong giai đoạn này lên 2,5 tỷ tấn.

Vấn đề lớn nhất đối với thị trường thép hiện tại là mức tiêu thụ giảm ở Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới. BNEF dự báo nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ ổn định ở mức 920 triệu tấn trong năm nay, do hoạt động xây dựng chững lại do sự khủng hoảng kéo dài trên lĩnh vực bất động sản.

Theo BNEF, lượng thép sử dụng trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc trong năm nay dự kiến sẽ giảm 8% tương đương giảm 26 triệu tấn so với năm ngoái. Trong khi sản lượng thép sử dụng trong phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi năng lượng xanh dự kiến tăng 5,4% lên 231 triệu tấn trong năm nay

NGUỒN: TH



 Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhật Linh – Nhat Linh Investment., JSC
 Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Thái Lâm Plaza, Số 52 Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
 Hotline: 0243.206.3010
 Zalo Group: https://zalo.me/g/mzmypc835
 Fanpage: https://www.facebook.com/NhatLinh.Investments
0 / 5 (0Bình chọn)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bạn cần hỗ trợ?