Khô đậu tương là nguồn protein thực vật dồi dào, được sử dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Với nhu cầu tăng cao, đầu tư vào khô đậu tương không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định mà còn giúp đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường.
1. Tại sao khô đậu tương lại có giá trị?
Khô đậu tương chứa một hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, với protein chiếm từ 38-45% và lipid khoảng 15-20%. Ngoài ra, chúng còn cung cấp gluxit và nhiều muối khoáng thiết yếu. Nhờ vào sự phong phú này, đậu tương không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, góp phần tạo ra các thực phẩm đa dạng.
Bên cạnh đó, khô đậu nành còn cung cấp năng lượng dồi dào cho động vật. Nó không chỉ hỗ trợ sức khỏe và khả năng tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của gia cầm, gia súc và thủy hải sản. Chất dinh dưỡng trong khô đậu tương còn giúp củng cố hệ miễn dịch, giúp động vật chống lại bệnh tật hiệu quả hơn so với cám truyền thống.
2. Khô đậu tương dùng để làm gì?
Khô đậu tương đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của khô đậu tương:
Chế biến thực phẩm: Khô đậu tương thưởng được nghiền thành bột mịn để sản xuất nhiều loại thực phẩm chính như bánh mì, mì ống, sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác. Ngoài ra, khô đậu nành còn được dùng làm nguyên liệu cho bánh kẹo, mì ăn liền, các loại đồ uống,…
Chế biến thức ăn cho chăn nuôi: Do giá trị dinh dưỡng cao, khô đậu tương trở thành thành phần quan trọng trong thức ăn cho nhiều loài vậy như gia cầm, gia sức, thủy sản để thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao chất lượng sản phẩm như thịt, trứng, sữa,…
Nguyên liệu công nghiệp: Khô đậu tương được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng, bao gồm keo dán, sơn, mực in và các hóa chất khác. Nhờ vào khả năng tạo keo và đặc tính kết dính tốt, khô đậu tương trở thành nguyên liệu giá trị, phục vụ cho nhiều ứng dụng công nghiệp hiệu quả.
3. Khô đậu tương được sản xuất như thế nào?
Khô đậu tương là một sản phẩm từ đậu tương, giàu protein và được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau. Dưới đây là quy trình sản xuất ra khô đậu tương:
Thu hoạch và làm sạch
Sau khi thu hoạch, đậu tương sẽ trải qua quá trình làm sạch để loại bỏ tạp chất như bụi, lá, sạn và các hạt không đạt chất lượng.
Tách vỏ và hạt
Hạt được nghiền nhỏ để phá vỡ cấu trúc của hạt để loại bỏ vỏ, giúp quá trình ép dầu diễn ra dễ dàng hơn.
Ép dầu
Đậu tương sau khi được nghiền được đưa vào máy ép hoạch dung môi để chiết xuất dầu. Phần còn lại sau khi ép dầu là bã đậu (khô đậu tương)
Sấy khô và chế biến
Khô đậu tương sau khi ép dầu thường còn độ ẩm cao, cần được sấy khô để bảo quản lâu dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khô đậu nành có thể được nghiền nhỏ hoặc thành bột mịn để đưa vào sản xuất.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến giá của khô đậu tương
Giá khô đậu tương trên thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố chính:
Cung và cầu toàn cầu
Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, giá khô đậu tương bị chi phối bởi sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường toàn cầu. Sự biến động về sản lượng thu hoạch, nhu cầu tiêu thụ, cùng các yếu tố như thời tiết, chính sách chính phủ và điều kiện thị trường có thể gây ra thay đổi đáng kể trong giá cả.
Sự biến động của sản lượng trong sản xuất: Biến động sản lượng đậu tương có thể tác động mạnh đến giá cả. Khi sản lượng giảm do thiên tai, thời tiết xấu hoặc dịch bệnh, áp lực tăng giá sẽ xuất hiện.
Nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật
Khô đậu tương là phụ phẩm trong quá trình sản xuất dầu đậu nành, loại dầu thực vật được sử dụng phổ biến thứ 2 trên thế giới. Do đó khi giá dầu tăng, giá khô đậu tương cũng tăng do nhu cầu sử dụng khô đậu tương để làm nguồn protein thay thế.
Chính sách của chính phủ
Các chính sách của chính phủ như thuế nhập khẩu, trợ cấp nông nghiệp và điều tiết thị trường có thể tạo ra biến động lớn trong giá khô đậu tương. Những biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, phân phối và cạnh tranh trên thị trường, từ đó tác động đến giá cả.
Thời tiết
Thời tiết cũng tác động trực tiếp đến giá khô đậu tương. Các hiện tượng như lũ lụt, hạn hán, sương muối có thể làm giảm năng suất đậu tương khiến giá khô đậu tương tăng theo.
Nhu cầu thế giới
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều đậu tương hơn tự sản xuất, khi nền kinh tế mở rộng, nhu cầu về đậu tương cũng sẽ tăng lên. Tương tự, Ấn Độ và các nước đang phát triển ở Châu Phi sẽ cần nhiều lương thực hơn để nuôi sống người dân khi nền kinh tế của họ phát triển. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế của quốc gia giàu có hơn, mức tiêu thụ thịt có thể cao hơn, và nhu cầu đậu tương cũng tăng do được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
ĐẶC TẢ HỢP ĐỒNG
Hàng hóa cơ sở | Khô đậu tương CBOT |
Mã hàng hóa | MZM |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn thiếu / Lot |
Đơn vị yết giá | USD / tấn thiếu |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 - Thứ 6 |
- Phiên 1: 07:00 - 19:45 | |
- Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.2 USD / tấn thiếu |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12 |
Ngày thông báo đầu tiên | Theo quy định của MXV |
Ngày thông báo cuối cùng | Vào thứ 6, trước ít nhất 2 ngày làm việc so với ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng đáo hạn. Nếu thứ 6 không phải ngày làm việc, ngày giao dịch cuối cùng sẽ là ngày làm việc liền trước đó. |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV |
Biên độ giá | Theo quy định của MXV |
Phương thức thanh toán | Không giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới |
Tiêu chuẩn chất lượng:
Theo quy định của sản phẩm Khô đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa CBOT
Phí giao dịch: 150.000 VNĐ/ Hợp đồng