[Quan điểm] Nguy cơ lợi suất trái phiếu tăng và chính phủ Mỹ đóng cửa
Tác giảAdministrator

Nguy cơ các hoạt động của chính phủ Mỹ sẽ bị gián đoạn và hàng trăm nghìn nhân viên liên bang sẽ nghỉ việc không lương nếu Quốc hội không thông qua kế hoạch kinh phí cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/10.

Rủi ro đến từ Chính sách tài khoá Mỹ Nguyên nhân của việc bế tắc trong chi tiêu ngân sách lần này xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu. Trước đó, Tổng thống Biden ngày 23/9 đã nhắc lại thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Quốc hội và Chính phủ vào tháng 5 nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.

Theo thỏa thuận, Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục được cấp ngân sách cho các ưu tiên về an ninh quốc gia và các vấn đề thiết yếu trong nước, đồng thời cắt giảm thâm hụt ngân sách 1.000 tỷ USD trong 10 năm tới.

Nếu không đạt được một thỏa thuận về trần nợ trong tuần này, nhiều cơ quan của Chính phủ sẽ dừng hoạt động. Trong nhiệm kỳ của ông Trump, chính phủ Mỹ từng có giai đoạn đóng cửa trong 35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019.

Đó là lần đóng cửa hoạt động của Chính phủ kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ, do bất đồng giữa ông Trump và Quốc hội Mỹ về dự luật chi tiêu.

Lãi suất tăng cao gây áp lực lên chi ngân sách cho các khoản nợ

Trong bối cảnh hiện tại, lãi suất tăng cao gây sức ép lên các khoản nợ chính phủ Mỹ. Về lý thuyết, khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng cao thể hiện được giá trái phiếu đang giảm và kém hấp dẫn hơn. Do đó, Chính phủ sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn để thu hút người mua trái phiếu.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ đã vượt qua mức 4,5% vào tuần trước, đây là mức cao nhất kể từ năm 2007, thể hiện nhà đầu tư có vẻ đã chấp nhận mức lãi suất cao hiện tại sau giai đoạn lạm phát và lãi suất thấp kéo dài nhiều năm.Lãi suất trung bình của nợ chính phủ Mỹ kể từ năm 1970 là 4,5%, xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ thường vào những thời kỳ lạm phát cao và lãi suất Liên bang tăng cao như hiện tại.

Hơn nữa, lãi suất cơ bản của Fed và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang ngày càng cho thấy sự tương quan rõ rệt hơn. Trong tuần trước, Fed xác nhận ý định tăng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Do đó, lãi suất ngắn hạn có thể sẽ duy trì ở mức trên 5 % cho đến ít nhất là cuối năm sau.

Chi phí vay tăng cao làm giảm thu nhập và thắt chặt chi tiêu Một thực tế đáng lo ngại là người dân đã quen với lãi suất ở mức thấp lịch sử qua nhiều năm, điều này hỗ trợ chi phí vay gần như miễn phí. Thêm vào sự bi quan này, ngày càng có nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng lãi suất trung tính (là mức lãi suất mà không giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế cũng như không kiềm chế được lạm phát như mục tiêu đã đặt ra) đã tăng lên cao hơn so với những giai đoạn trước đó.

Hiện tại, các nhà kinh tế đánh giá cách nền kinh tế phản ứng với lãi suất ở một mức cụ thể. Nếu tăng trưởng vẫn quá mạnh và lạm phát quá cao, điều đó có nghĩa là mức lãi suất trung tính cao hơn, dẫn đến các chính sách tăng lãi suất là không đủ để kìm hãm lạm phát và một nền kinh tế quá nóng.

Hơn nữa, lãi suất trung lập luôn có sự thay đổi theo thời gian. Trước cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà kinh tế ước tính tỷ lệ này là khoảng 4 %. Sau khi cho phép tỷ lệ lạm phát ở mức 2%, điều này cho thấy lãi suất trung lập thực tế là khoảng 2%. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế được thể hiện bởi tăng trưởng chậm và lạm phát yếu, lúc này lãi suất trung lập sẽ giảm trở lại khoảng 0,5% theo giá trị thực. Hiện tại, không có gì đáng ngạc nhiên khi lãi suất trung lập sẽ tăng lên, do đó có khả năng chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục gánh chịu thâm hụt ngân sách quá lớn. Mức thâm hụt hiện tại đang ở mức 6% GDP, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Kết quả hiện tại,

Chính phủ Mỹ đã phải đối mặt với mức thâm hụt ngân sách lên đến 18,8 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới, theo số liệu từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Để bù đắp cho các khoản thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải tăng các khoản vay. Văn phòng ngân sách Quốc hội tính toán rằng trái phiếu chính phủ Mỹ do các cá nhân và tổ chức nắm giữ sẽ tăng từ 98% GDP vào năm 2023 lên 118% vào năm 2033.

Để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân thanh toán các khoản nợ này, có khả năng chính phủ Mỹ sẽ buộc phải đưa ra các mức lãi suất cao hơn đối với trái phiếu đang phát hành. Đồng thời, Fed hiện đang thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 8,1 nghìn tỷ USD và điều này sẽ gây thêm áp lực lên lợi suất trái phiếu Mỹ.

Fed đã mua hàng nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và gia tăng trong thời kỳ đại dịch theo chính sách nới lỏng định lượng, trong một nỗ lực nhằm đẩy lợi suất trái phiếu dài hạn xuống thấp hơn. 

Tuy nhiên, trong một nỗ lực kiềm chế lạm phát hiện tại, Fed đã thay đổi chiến lược và hiện đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ. Các nhà kinh tế cảnh báo việc thắt chặt định lượng của Fed sẽ buộc khu vực tư nhân phải tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nhằm giảm nợ của chính phủ Mỹ và điều này có thể sẽ đẩy lợi suất trái phiếu lên cao hơn nữa.

NGUỒN:TH



 Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhật Linh – Nhat Linh Investment., JSC
 Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Thái Lâm Plaza, Số 52 Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
 Hotline: 0243.206.3010
 Zalo Group: https://zalo.me/g/mzmypc835
 Fanpage: https://www.facebook.com/NhatLinh.Investments
0 / 5 (0Bình chọn)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bạn cần hỗ trợ?