Giá dầu có thể tiếp tục đối diện với áp lực khi thị trường thiếu vắng thông tin mang tính hỗ trợ cho giá, trong khi các yếu tố vĩ mô tiếp tục là một gánh nặng đối với tâm lý các nhà đầu tư.
Rủi ro mới nổi đối với ngân hàng PacWest của Mỹ khi người dân rút khối lượng tiền lớn làm gia tăng căng thẳng trên thị trường tài chính. Trong khi đó, vẫn đề trần nợ tiếp tục là lo ngại. Mới đây, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã hoãn cuộc họp về trần nợ được thiết lập vào thứ Sáu khi các trợ lý tiếp tục đàm phán nhằm tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc của Mỹ. Mối lo suy thoái cũng gia tăng, và điều này nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép lên thị trường dầu.
Về mặt cung cầu hiện chưa có gì nổi bật, nên giá sẽ phản ứng nhiều hơn với bối cảnh kinh tế chung.
Báo cáo thị trường dầu thô của OPEC vào hôm qua mặc dù cho thấy sản lượng trong tháng 4 của 13 quốc gia trong nhóm đã giảm 191.000 thùng/ngày xuống mức 28,6 triệu thùng/ngày, nhưng mức giảm chủ yếu do những bất ổn trong hoạt động khai thác tại Nigeria và hoạt động xuất khẩu tại phía Bắc Iraq.
Thủ lĩnh nhóm, sản lượng của Saudi Arabia thậm chí có xu hướng gia tăng sản lượng trong ít nhất 3 tháng trở lại đây. Hiện tại, mục tiêu cắt giảm từ tháng 10 năm ngoái đối với quốc gia này là 500,000 thùng/ngày, nhưng sản lượng tháng 4 của Saudi Arabia trên thực tế cắt giảm đạt 491,000 thùng/ngày.
Như vậy, mục tiêu cắt giảm sản lượng trên thực tế vẫn tương đối thận trọng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)