Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 1, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA)
Tác giảNHẬT LINH

Cán cân cung cầu không đổi, điểm sáng nền kinh tế Mỹ

Trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 1, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) giữ nguyên tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2023 với mức 2,4%. Tuy nhiên, EIA đã nâng dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2024 lên 1,6%, từ mức 1,4% trong báo cáo tháng 12. EIA cho biết lạm phát của Mỹ sẽ giảm về mức 2,4% trong năm nay.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được EIA dự báo sẽ tăng lên mức 4% cho đến cuối năm sau, cao hơn 0,1% so với ước tính trước đó.Ước tính giá dầu trong 2024 trong báo cáo tháng 1 của EIA không có quá nhiều thay đổi so với trong báo cáo cuối 2023. EIA kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 82 USD/thùng năm 2024 và 79 USD/thùng vào năm 2025, gần với mức trung bình năm 2023 là 82 USD/thùng dựa trên kỳ vọng rằng cung và cầu toàn cầu về chất lỏng xăng dầu sẽ tương đối cân bằng.

Giá dầu WTI sẽ đạt mức 76,5 USD/thùng trong tháng 1 và sẽ tăng dần lên mức đỉnh 80,5 USD/thùng do việc nguồn cung hạn chế, trước khi giảm dần cho tới cuối năm để quay trở lại mức 76,5 USD/thùng. Mức đỉnh trong báo cáo lần này thấp hơn 1 USD/thùng so với dự báo trước đó.

 

Nhu cầu toàn cầu năm 2023 và 2024 được điều chỉnh tăng nhẹ

Về nhu cầu, EIA đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu năm 2023 lên 101,07 triệu thùng/ngày, từ mức 101 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 12 với mức tăng mạnh nhất trong quý cuối năm. Cụ thể nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong quý IV/2023 được điều chỉnh tăng lên mức 101,81 triệu thùng/ngày, tương đương mức điều chỉnh tăng 190.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trong năm 2024 cũng được EIA điều tăng lên mức 102,46 triệu thùng/ngày, từ mức 102,34 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 12. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng nhu cầu trong 2024 được EIA dự báo sẽ đạt 1,39 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ 50.000 thùng/ngày so với ước tính tăng trưởng 1,34 triệu thùng/ngày trước đó.

Trong báo cáo lần này, EIA hầu như không đổi dự báo nhu cầu tại Trung Quốc trong năm 2023 ở mức 15,93 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, trong năm 2024, EIA đã một lần nữa điều chỉnh giảm nhẹ nhu cầu trong năm 2024 của Trung Quốc xuống 16,27 triệu thùng/ngày, từ mức 16,33 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 12.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong năm nay của Ấn Độ cũng được EIA giữ nguyên trong báo cáo lần này với mức 5,31 triệu thùng/ngày trong 2023 và 5,6 triệu thùng/ngày trong 2024. Ước tính nhu cầu đối với các quốc gia thuộc OECD đã được EIA điều chỉnh tăng nhẹ thêm 100.000 thùng/ngày trong báo cáo lần này.

Cụ thể, tổng nhu cầu dầu thô của các quốc gia thuộc OECD trong năm 2023 đã được EIA dự báo đạt mức 45,93, trong khi trong năm 2024 sẽ đạt mức 46,06 triệu thùng/ngày. Tăng trưởng nhu cầu trong năm nay của các quốc gia OECD đạt mức 130.000 thùng/ngày.

Tiêu thụ dầu thô tại Mỹ trong năm 2023 được EIA ước tính đạt 20,2 triệu thùng/ngày trong báo cáo lần này, không đổi so với báo cáo trước. Trong khi đó, tiêu thụ nhiên lỏng của nền kinh tế lớn nhất trong năm 2024 là 20,4 triệu thùng/ngày không đổi so với báo cáo trước đó.

Tăng trưởng nguồn cung 2024 được điều chỉnh tăng nhẹ

Về phía nguồn cung, EIA đã điều chỉnh tăng nhẹ sản lượng cho năm 2023 lên mức 101,73 triệu thùng/ngày, tương đương mức tăng 110.000 thùng/ngày so với báo cáo trước. Trong khi đó, sản lượng dầu toàn cầu năm 2024 được điều chỉnh tăng lên mức 102,34 triệu thùng/ngày, từ mức 102,19 triệu thùng/ngày.

Nguồn cung được điều chỉnh tăng mạnh 280.000 thùng/ngày trong quý cuối 2023 để phản ánh sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ của Mỹ và cũng như sự gia tăng sản lượng của một số quốc gia OPEC, bù đắp cho việc thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng của thủ lĩnh nhóm Saudi Arabia.

Với việc Angola rời OPEC, sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC được EIA ước tính sẽ tăng mạnh, bù đắp cho việc nhóm gia hạn cắt giảm cho tới quý I/2024. Cụ thể, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC trong 2023 được EIA dự báo đạt 69,54 triệu thùng/ngày, tăng mạnh so với ước tính chỉ 68,22 triệu thùng/ngày trước đó. Tuy vậy, tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC trong 2024 được EIA dự báo sẽ giảm tốc khi chỉ đạt 840.000 thùng/ngày.Sản lượng dầu thô của OPEC được EIA dự báo đạt 26,63 triệu thùng/ngày trong 2024, giảm khoảng 1,4 triệu thùng/ngày so với mức 28,01 triệu thùng/ngày nguyên nhân đến từ việc loại trừ Angola ra khỏi ước tính của nhóm. Tuy nhiên EIA vẫn tỏ ra thận trọng hơn đối với kế hoạch cắt giảm sản lượng của nhóm khi cho rằng nguồn cung trong 2024 của các quốc gia OPEC sẽ giảm 270.000 thùng/ngày.

Công suất sản xuất dự phòng của OPEC tăng từ mức 3,67 triệu thùng/ngày vào 2023 lên dự báo 4,49 triệu thùng/ngày vào 2024, do cắt giảm sản lượng.

Sản lượng chất lỏng của Nga không có quá nhiều thay đổi trong báo cáo lần này của EIA với mức 10,75 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và 10,72 triệu thùng/ngày trong năm 2024.EIA kỳ vọng tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 12,92 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Sự gia tăng sản lượng từ Mỹ sẽ là yếu tố hạn chế tác động từ chính sách cắt giảm của OPEC trong năm 2023. Mặc dù giảm tốc, tăng trưởng nguồn cung của Mỹ trong năm nay được EIA điều chỉnh tăng thêm 100.000 thùng/ngày lên mức 300.000 thùng/ngày, đưa sản lượng của nhà sản xuất dầu thô số 1 thế giới lên mức trung bình 13,21 triệu thùng/ngày.

Thị trường vẫn sẽ ở trạng thái thâm hụt trong 2024

Về cán cân cung cầu, mức thặng dư trên thị trường tiếp tục tăng được EIA điều chỉnh tăng lên 620.000 thùng/ngày khi khi nguồn cung tăng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn quý cuối năm.
Đối với năm 2024, sau khi OPEC+ tuyên bố kéo dài chính sách cắt giảm tự nguyện, EIA dự báo thị trường sẽ chuyển trở lại trạng thái thâm hụt trong quý 1 và sẽ dần trở lại trạng thái cân bằng trong các quý còn lại.
Tổng mức thâm hụt trong năm 2024 được EIA dự báo ở mức trung bình 120.000 thùng/ngày, giảm nhẹ so với ước tính thâm hụt 150.000 thùng/ngày trong báo cáo tháng 12.

Mức thâm hụt trên thị trường mạnh mẽ nhất trong 3 tháng đầu năm với gần 810.000 thùng/ngày không đổi so với ước tính trước đó. Mặc dù EIA đưa ra cái nhìn thận trong hơn đối với nhu cầu trong 3 quý còn lại trong 2024, tuy nhiên sản lượng gia tăng đến từ các quốc gia ngoài OPEC cũng sẽ không thể bù đắp nhu cầu.Báo cáo lần này của EIA về cơ bản không có quá nhiều tác động đối với giá dầu khi ước tính giá dầu trung bình trong năm nay không có quá nhiều sự thay đổi.

Tuy nhiên những điểm sáng kinh tế Mỹ và việc nhà đầu tư đang tự tin hơn đối với vấn đề Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất vẫn sẽ là những tín hiệu tích cực qua đó phần nào hỗ trợ thị trường.Thêm vào đó đó áp lực nguồn cung sẽ quay trở lại đối với thị trường trong quý đầu năm nay với việc OPEC+ cho thấy quyết tâm đối với việc giữ giá dầu ở mức cao. Nhóm sẽ tổ chức cuộc họp vào tháng tới để đánh giá mức độ cam kết và thực hiện chính sách của các thành viên và với việc giá dầu đang có những tín hiệu chịu sức ép, nhóm hoàn toàn có thể một lần nữa gia hạn việc cắt giảm sản lượng.



 Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhật Linh – Nhat Linh Investment., JSC
 Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Thái Lâm Plaza, Số 52 Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
 Hotline: 0243.206.3010
 Zalo Group: https://zalo.me/g/mzmypc835
 Fanpage: https://www.facebook.com/NhatLinh.Investments
0 / 5 (0Bình chọn)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bạn cần hỗ trợ?