HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTIONS CONTRACT)
Tác giảAdministrator

HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (Options  contract)

I/ Khái niệm, định nghĩa của Hợp đồng Quyền chọn

- Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các hàng hóa cơ sở này có thể là các mặt hàng nông sản, nguyên phụ liệu công nghiệp, kim loại và khí đốt

- Có 2 quyền chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn bán cung cấp cho người mua quyền(nhưng không phải nghĩa vụ) mua tàu sản cơ sở ở mức giá được xác định trước ngày hết hạn, trong khi quyền chọn bán  cung cấp cho người mua quyền bán.

II/ Những thành phần của Hợp đồng Quyền chọn

     Để thực hiện được quyền chọn mua và bán nhà đầu tư cần nắm rõ những thành phần chính của hợp đồng quyền chọn:

ü  Loại tài sản cơ sở: đây là tài sản được giao dịch bởi cả hai bên mua và bán chúng có thể là cổ phiếu, hàng hóa hoặc tài sản cố định...

  •         Quy mô quyền chọn (volume): là khối lượng, giá trị của tài sản được thực hiện bởi các bên trong thời gian tương lai với hợp đồng quyền chọn.
  •         Giá thực hiện (Strike Price): được xem là mức giá được ký kết ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng và có hiệu lực cho đến ngày người mua thanh toán cho người bản, bất kể lúc đó giá cả thị trường có tăng hay giảm.
  •         Thời gian đáo hạn (Expiry Date): là khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng quyền chọn cho đến ngày thực hiện quyền chọn (ngày đáo hạn). Sau ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn sẽ không còn hiệu lực.
  •         Phí thực hiện hợp đồng: là giá của hợp đồng quyền chọn, phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để thực hiện việc chọn quyền. Mức phí này sẽ biến động theo thời gian và tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà nhà đầu tư ký kết.
  •         Phương thức thanh toán: Tùy thuộc vào thỏa thuận của cả hai bên mà khi thực hiện quyền chọn là thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài sản.

II/Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

+ Tính chuẩn hóa:   Không cần phải tiêu chuẩn hóa các điều khoản, giá trị hoặc số lượng của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của hợp đồng này có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

+ Bù trừ, ký quỹ: Các bên tham gia thị trường không cần kí quỹ và bên mua quyền chọn sẽ trả chi phí sau khi ký hợp đồng, và bên bán có nghĩa vụ thực hiện điều đó cho bên mua

+ Đóng vị thế:  Trong hợp đồng có hai loại quyền là quyền chọn mua và quyền chọn bán

+ Tính bắt buộc: Người  tham gia có quyền thực hiện( không phải nghĩa vụ) vào ngày đáo hạn

+ Quy mô hợp đồng: thì phụ thuộc vào các quy định theo điều khoản của hợp đồng

+Niêm yết, giao dịch trên thị trường OTC

III/ Phân loại hợp đồng quyền chọn

Gồm 2 loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán

1. Quyền chọn mua (call option): là hợp đồng quyền chọn trao cho người nắm giữ hợp đồng hay người mua một quyền( không phải nghĩa vụ) được mua tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lại hoặc trước thời điểm đó.

   Người mua quyền chọn mua ( người nắm giữ quyền chọn hay người mua) phải trả phí quyền chọn cho người bán quyền chọn mua (người bán). Người bán có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở với giá thực hiện nếu người mua thực hiện quyền.

2. Quyền chọn bán (Put option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ hợp đồng hay người mua một quyền (không phải nghĩa vụ) được bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

   Tương tự, người mua quyền chọn bán phải trả phí quyền chọn cho người bán quyền chọn bán. Người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện trong trường hợp người mua thực hiện quyền.

Ngoài ra quyền chọn còn được phân loại theo cách thức thực hiện quyền:

  • Quyền chọn kiểu Mỹ, bên mua được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian tính cho đến khi đáo hạn.
  • Quyền chọn kiểu Châu Âu, bên mua  chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn hợp đồng.

 

IV/Ưu điểm và nhược điểm của Hợp đồng Quyền chọn

1. Ưu điểm của Hợp đồng Quyền chọn

    Một trong những lợi thế lớn nhất của hợp đồng quyền chọn là đòn bẩy. Bằng cách mua các hợp đồng quyền chọn thay vì mua toàn bộ tài sản cơ sở, các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận tương tự với số vốn  ban đầu thấp hơn rất nhiều. 

    Hợp đồng  quyền chọn cũng cung cấp cho các nhà giao dịch các tính năng đặc biệt khác, bằng cách kết hợp các hợp đồng đặt và bán khác nhau với các mức giá thực hiện khác nhau và ngày hết hạn khác nhau, các nhà giao dịch quyền chọn có thể thiết lập các giao dịch có mục tiêu và chiến lược để tạo ra lợi nhuận 

     Mua hợp đồng quyền chọn bán có thể là một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn so với việc bán khống tài sản cơ sở nào đó. Ngoài chi phí mua lại tương đối thấp, khoản lỗ từ hợp đồng mua bán được giới hạn ở mức 100% phí mua quyền chọn bán, và thường rất thấp.

2. Nhược điểm của Hợp đồng Quyền chọn

    Vấn đề lớn nhất của giao dịch quyền chọn là giảm giá trị theo thời gian. Bởi vì tất cả các hợp đồng quyền chọn gần đến ngày đáo hạn thì phần giá trị thời gian của chúng luôn giảm. Các nhà giao dịch khác kiên nhẫn có thể đợi hàng tháng hoặc hàng năm để chiến lược của họ được hoàn thiện, nhưng các nhà giao dịch quyền chọn cần hành động giá được nhắm mục tiêu của họ xảy ra trước ngày đáo hạn phái sinh. 

    Trong khi cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch lớn hiếm khi về giá trị 0$ nhưng các hợp đồng quyền chọn có thể hết hạn sử dụng và trở nên không có giá trị.



 Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhật Linh – Nhat Linh Investment., JSC
 Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Thái Lâm Plaza, Số 52 Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
 Hotline: 0243.206.3010
 Zalo Group: https://zalo.me/g/mzmypc835
 Fanpage: https://www.facebook.com/NhatLinh.Investments
0 / 5 (0Bình chọn)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: