HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Tác giảAdministrator

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

I/ Khái niệm Hợp đồng Tương lai

Hợp đồng tương lai là hợp đồng trao đổi mua bán một khối lượng hàng,  mức giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng và việc giao nhận hàng được thể hiện trong tương lai.

- Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tương lai bán cho công ty B 200 000 thùng dầu vào tháng 05/2019 theo giá 1.500.000 đ/thùng. Đến tháng 9/2019, nếu giá dầu tăng 2.000.000 đ/ thùng thì sẽ có hai phương án cho công ty A như sau: Hoặc là A sẽ giao cho B 200 000 thùng dầu với giá 1.500.000 đ/thùng hoặc công ty A sẽ không bán dầu cho công ty B mà thanh toán theo chênh lệch thoả thuận ban đầu cho công ty B với số tiền:

500.000 x 200.000=100.000.000.000 đ

II/ Một số thuật ngữ khác

Khái niệm

Giải thích

Tài sản cơ sở

Đối tượng chính được thỏa thuận giá, giao dịch mua – bán trong hợp đồng phái sinh.

Ký quỹ

Là khoản tiền đặt cọc khi giao dịch chứng khoán phái sinh, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hợp đồng của hai bên.

Vị thế

Trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư đang nắm giữ.

Đóng vị thế

Hoạt động mở một vị thế đối ứng với vị thế hiện tại đang nắm giữ và ngày đáo hạn.

Giá thanh toán cuối ngày

Mức giá để tính toán giá trị lỗ hoặc lãi phát sinh trong ngày của hợp đồng.

Giá thanh toán cuối cùng

Mức giá tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng. Đồng thời có tác dụng tính toán giá trị lỗ hoặc lãi phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng phái sinh.

Hệ số nhân hợp đồng

Hệ số giúp quy đổi giá trị hợp đồng thành tiền.

Khối lượng mở

Số lượng hợp đồng tương lai phái sinh của một loại chứng khoán phái sinh, cùng tồn tại trong một thời điểm.

III/ Đặc điểm của Hợp đồng Tương Lai

Để sử dụng công cụ hàng hóa phái sinh hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu rõ về đặc điểm của hợp đồng tương lai:

a.Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa phái sinh. Các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa, quy định chi tiết như: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán…

b.Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả hai bên mua và bán, đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch toán giá, sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực tế.

c.Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai tương tự.

d.Đòn bẩy tài chính: Mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai. Với hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.

e.Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể trong hợp đồng.

f.Tính an toàn cao, rủi ro thấp: Cả hai bên mua bán hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể.

IV/ Vai trò của Hộp đồng Tương lai