I/ Khái niệm
Phái sinh hàng hóa là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa vào giá của các tài sản cơ bản là hàng hóa. Nhằm mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhận hoặc tạo lợi nhuận.
Hàng hóa phái sinh là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như: khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hóa, thời hạn đến hạn,.. đều được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.
Thị trường hàng hoá phái sinh là thị trường phát hành và giao dịch các sản phẩm hàng hoá phái sinh.
II/ Các loại sản phẩm được đầu tư trong thị trường hàng hoá phái sinh
1. Giao dịch nông sản
Giao dịch nông sản là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa nông nghiệp như lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa. Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa.
2. Giao dịch nguyên liệu công nghiệp
Giao dịch hàng hoá tại Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam với các hàng hoá nguyên liệu sản xuất công nghiệp như: Cao su, Cà phê, Bông sợi, Đường
● Ca cao: Thị trường ca cao có mức biến động cao, mang đến cơ hội mua bán và có thể quản lý rủi ro cho các thương nhân trên thế giới.
● Cà phê: Là một trong những đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ trên thế giới. Đây là một mặt hàng toàn cầu, với nguồn cung cấp đến từ các khu vực nhiệt đới.
● Đường: Là một nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp. Mặt hàng này có thể đảm bảo giá cả, mang lại hiệu quả cao và có tính thanh khoản liên tục.
● Bông: Là nguyên liệu chính của ngành dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, bông dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ tự nhiên và con người, thu hút người tham gia giao dịch thị trường này.
3. Giao dịch năng lượng
Hàng hóa năng lượng là kênh đầu tư phái sinh hàng hoá quan trọng nhất thế giới, vì con người cần tiêu thụ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày. Thị trường giao dịch năng lượng gồm có: khí đốt tự nhiên, xănh dầu, dầu thô..
· Giao dịch khí đốt thiên nhiên: Là một hỗn hợp, còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng làm nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện.
· Giao dịch xăng dầu: Là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ đốt.
· Giao dịch dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp: Diesel là nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, dựa trên dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
· Giao dịch dầu thô: Còn gọi là dầu mỏ và được đánh giá là nhiên liệu có giá trị nhất hiện nay. Năng lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong kinh tế và cuộc sống.
4. Giao dịch kim loại
Thị trường đầu tư hàng hóa giao dịch kim loại gồm có vàng, bạc, bạch kim và palladium. Trong đó vàng và bạc được công nhận là những kim loại có giá trị nhất. Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư hàng hóa quan trọng bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và bảo vệ chống lạm phát.
● Bạc: Được coi là vật lưu giữ giá trị và có vai trò như một kim loại công nghiệp. Kim loại này được dùng trong các mặt hàng công nghiệp về điện và thiết bị y tế.
● Bạch kim: Là kim loại được giao dịch hàng ngày trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Mặt hàng này có xu hướng kiếm được giá cao hơn so với vàng, bởi vì kim loại này hiếm. Bạch kim được sử dụng để giảm độc hại khí thải, lọc dầu, hóa chất và được ứng dụng trong ngành công nghiệp máy tính.
● Palladium: kim loại này ít được biết đến hơn, tuy nhiên lại được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp. Palladium là kim loại bạc sáng bóng được sử dụng nhiều trong hầu hết quy trình sản xuất, đặc biệt là sản phẩm điện tử và công nghiệp.
III/ Phân loại thị trường trường phái sinh hàng hóa
1. Thị trường giao dịch tập trung(Exchanges)
Các sở giao dịch phái sinh hàng hóa là các thị trường giao dịch hàng hóa tập trung, nơi các chủ thể tham gia thực hiện các hợp đồng được chuẩn hóa (standardized contracts), với các điều khoản do Sở quy định.
Sở đóng vai trò trung gian đối với tất cả các chủ thể tham gia và yêu cầu các bên tham gia mua bán phải ký quỹ và tuân thủ khoản hợp đồng.
Thị trường giao dịch tập trung có những đặc điểm sau:
· Giao dịch tập trung và có địa điểm cụ thể.
· Khối lượng và giá cả được quy định bởi thị trường.
· Rủi ro thấp, do Sở đóng vai trò trung gian, quy định chặt chẽ các điều khoản hợp đồng.
· Mức giá ít bị chi phối bởi các chủ thể tham gia thị trường.
· Tính thanh khoản cao.
2. Thị trường giao dịch phi tập trung( Over the Coubter-OTC)
Khác với thị trường giao dịch tập trung, thị trường OTC là những thỏa thuận riêng giữa hai bên tham gia mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện khắt khe từ Sở.
Các bên có quyền đàm phán và thương lượng các điều khoản hợp đồng phụ hợp nhất. Đổi lại, các giao dịch này cũng đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng khi các đối tác tham gia không thực hiện nhưng cam kết trong hợp đồng.
Thị trường giao dịch không tập trung có những đặc điểm sau:
· Giao dịch không tập trung.
· Khối lượng và giá cả theo thỏa thuận giữa các bên tham gia.
· Rủi ro cao, do đối tác không chấp hàng cam kết hợp đồng.
· Mức giá có thể bị chi phối bởi một số ít các chủ thể lớn.
· Tính thanh khoản thấp do số lượng chủ thể tham gia thị trường hạn chế.
IV/ Các đối tượng tham gia
Dựa trên những mục tiêu, kỳ vọng của nhà đầu tư, những người tham gia vào thị trường đầu tư phái sinh được chia thành các nhóm: người bảo hiểm rủi ro, nhà đầu cơ, nhà giao dịch ký quỹ và nhà đầu tư chênh lệch giá
Nhà phòng vệ giá(Hedgers): là những người tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ.
Nhà đầu cơ (Speculators): Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự dao động giá, họ có thể giữ thế mua hoặc bán hay cả hai vị thế cho cùng một loại hàng hóa. Có 2 loại: Nhà đầu cơ vị thế và nhà đầu cơ theo ngày.
- Một nhà đầu cơ trong ngày (day traders) tận dụng các biến động trong ngày của giá cả. Tất cả các giao dịch của họ được giải quyết bằng cách thực hiện một giao dịch, họ không giao dịch qua đêm
- Nhà đầu cơ vị thế (position traders) dựa rất nhiều vào tin tức và phân tích kỹ thuật dự đoán xu hướng và giá cả, đồng thời có một cái nhìn dài hơn, chẳng hạn như một vài tuần hoặc một tháng để nhận ra lợi nhuận tốt hơn.
Nhà đầu tư chênh lệch giá (Arbitrageurs): Là những chủ thể tham gia thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào nhờ việc giao dịch đồng thời trên nhiều thị trường khác nhau.
Hi vọng rằng, những thông tin cơ bản trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc hiểu rõ và nắm chắc những khái niệm cơ bản về hàng hoá phái sinh!